Mèo trong lồng nhỏ

Nạn buôn bán thịt chó mèo – Tiềm ẩn một đại dịch mới?

Nếu không thay đổi, quá khứ sẽ lặp lại

5.6.2020

Vào năm 2025. Tất cả giao thông giữa các quốc gia ngừng hoạt động. Bạn cần được phép để đi ra khỏi nhà dù chỉ là vài trăm mét. Mọi người phải đeo khẩu trang kín mặt và nhiều lớp. Mọi người phải giữ khoảng cách tối thiểu với nhau. Bệnh viện không thể tiếp nhận thêm bệnh nhân dù là bệnh khẩn cấp vì họ không thể ứng phó thêm. Thất nghiệp gia tăng mỗi ngày và tương lai thì mù mịt.

Nghe có vẻ quen? Tại sao điều này lại xảy ra vào bốn năm sau? Đáng lẽ chúng ta đã đánh bại COVID-19 rồi, phải không?

Nếu chúng ta thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch thì bây giờ đại dịch COVID-19 chỉ là quá khứ. Có thể chúng ta đã tìm ra được vắc-xin và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Có lẽ chúng ta đã trở lại ‘cuộc sống thường nhật' vài năm sau đại dịch. Có lẽ chúng ta đã xây dựng lại được cuộc sống bình thường sau những mất mát to lớn xảy ra cho mọi người trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, chúng ta lại không để ý tới tất cả các nguồn tiềm ẩn của đại dịch khác có thể xảy ra cũng như mầm mống của những đại dịch tiềm ẩn này. Chúng ta vẫn để nạn buôn bán chó mèo diễn ra, hàng triệu động vật bị bắt trên đường phố và ngay trong nhà của chúng khắp Đông Nam Á. Chúng bị vận chuyển hàng trăm ki-lô-mét xuyên biên giới qua nhiều quốc gia. Chúng bị nhốt trong những cái lồng chật chội trong nhiều ngày, cùng với nhiều loài động vật khác, với trình trạng sức khỏe không rõ ràng trước khi bị giết mổ đau đớn. Trong suốt thời gian đó, chúng bị đối xử một cách tàn nhẫn, với tình trạng vệ sinh tối thiểu (nếu có) và tiếp xúc với hàng nghìn người trong suốt hành trình bị buôn bán này. Và điều này tiềm ẩn một rủi ro về một dịch bệnh khác: Nạn buôn bán thịt chó và mèo tàn nhẫn

Những chú chó trên đường đến lò mổ

Những bài học từ buôn bán động vật hoang dã

Kể từ sau khi dịch SARS bùng nổ vào năm 2003, và sau đó là sự bùng nổ của đại dịch COVID-19, thế giới bắt đầu nhận ra rằng chợ buôn bán động vật hoang dã tiềm ẩn một rủi ro lớn, lợi ích thì ít nhưng cái giá phải trả cho sự sống và thiệt hại về tài chính thì quá nhiều, như những gì chúng ta đang trải nghiệm. Sau cùng, chúng ta hành động để chấm dứt nạn buôn bán thịt động vật hoang dã, điều mà đáng lẽ ra chúng ta phải làm cách đây hàng thập kỷ. Tuy nhiên chúng ta vẫn cho phép việc buôn bán thịt chó mèo ở những nơi không có vệ sinh, nơi tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các loại vi rút, không những không suy giảm mà còn tăng lên.

Tại sao chợ động vật hoang dã lại là nguy cơ đe dọa sức khỏe toàn cầu như thế? Trên cơ thể động vật có gần hàng triệu con vi rút. Phần lớn vi rút thường tồn tại như bản chất vốn có của chúng trong tự nhiên và không gây ra những căn bệnh nghiêm trọng. Nhưng khi chúng truyền sang cho một loài khác, chẳng hạn như con người, chúng thường có nguy cơ sẽ gây ra một dịch bệnh nghiêm trọng¹. Điều này đã xảy ra ở dịch SARS vào năm 2003, dịch Ebola và một số những dịch bệnh khác, và nó rất giống với những gì đã xảy ra ở đại dịch COVID-19.

Vậy làm sao chủng vi-rút mới có thể xuất hiện từ nạn buôn bán thịt chó mèo?

Vi-rút có thể lây lan từ loài này sang loài khác và tự sinh sôi như thế nào?

Các động vật bị thương trong quá trình bị bắt giữ và vận chuyển, cộng với việc không được cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống sẽ dẫn đến việc hệ thống miễn dịch bị suy giảm. Những động vật này trở nên dễ bị nhiễm bệnh và lan truyền mầm bệnh. Những mầm bệnh này, bao gồm cả vi-rút sẽ có nhiều cơ hội hòa trộn và tự 'tái tổ hợp'. Vi-rút biến đổi càng nhiều thì cơ hội mà chúng có thể sinh trưởng các đột biến cần thiết để có thể truyền sang các loài khác càng cao. Mật độ cao và sự đa dạng về loài từ nhiều nơi khác nhau cũng cung cấp một môi trường lý tưởng cho sự xuất hiện của vi-rút 'mới'². Về cơ bản, những gì chúng ta nhìn thấy trong các chợ động vật hoang dã - tổ hợp của các mầm bệnh, môi trường hỗn tạp, điều kiện vệ sinh nghèo nàn và tiếp xúc thường xuyên với con người - tất cả những điều này đã tạo nên môi trường lý tưởng cho mầm bệnh mới phát sinh và lây nhiễm cho con người. 

Bức ảnh dưới đây minh họa những điều kiện thường được nhìn thấy trong các khu chợ động vật hoang dã:

Chợ động vật

Chúng tôi có bằng chứng khoa học cho sự khẳng định này. Điều này đã được chứng minh rằng vì lợi nhuận cao, như đã thấy trong các chợ động vật hoang dã, cung cấp các điều kiện “tuyệt vời” cho sự tăng trưởng và sự trường tồn của các tác nhân gây bệnh như cúm, và lập luận này gần như có thể áp dụng cho các tác nhân gây ra các căn bệnh khác⁴. Bản chất của chợ động vật hoang dã, bao gồm cả buôn bán thịt chó và mèo, điều đó có nghĩa là có một lượng lớn người tiếp xúc, kể cả những người buôn bán và những người ở gần đó, tạo cơ hội phong phú cho vi rút, một khi chúng bị đột biến, chúng sẽ truyền qua con người và sau đó bắt đầu lây lan³. Những điều kiện thiếu vệ sinh, không an toàn hoặc vệ sinh kém của chợ động vật hoang dã càng làm tăng thêm các rủi ro này⁵.

Tình trạng buôn bán thịt chó mèo trước đây đã gây ra dịch bệnh cho con người, đặc biệt là bệnh dại và bệnh tả, chỉ những điều này thôi cũng đã đủ lý do để chấm dứt nạn buôn bán này rồi. Tuy nhiên, có một sự thật quá rõ ràng rằng nạn buôn bán chó mèo đã tạo ra một môi trường lý tưởng cho sự xuất hiện của những dịch bệnh mới tàn khốc hơn hẳn, điều mà chúng ta đã thấy ở các nạn buôn bán động vật hoang dã khác.

Ngày nào chúng ta còn cho phép nạn buôn bán chó mèo này được tiếp tục diễn ra thì sẽ có thêm¹ một ngày chúng ta cá cược với chính cuộc sống và nền kinh tế của bản thân. Việc “chiến thắng” lần này có thể chỉ sẽ duy trì lợi ích kinh tế cho số ít những người tham gia trong việc buôn bán chó mèo, nhưng sẽ có hàng trăm, hàng ngàn hoặc thậm chí hàng triệu sinh mạng bị mất đi và lặp lại những tổn thất mà chúng ta đang phải đối mặt trên toàn thế giới.

Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã đặt những người ra quyết định và những người có liên quan đến động vật ở mấu chốt mang tính lịch sử. Bây giờ là lúc tất cả chúng ta nên suy nghĩ lại về việc làm thế nào để cải thiện cách mà chúng ta đối xử với động vật để giảm thiểu rủi ro về sức khỏe cho cả con người và động vật. Đồng thời, nâng cao phúc lợi của động vật.

Chó trong lồng

Hành động ngay hôm nay để chấm dứt buôn bán thịt chó mèo 


và để ngăn chặn những điều có khả năng gây ra đại dịch toàn cầu tiếp theo!

Xem thêm!
Tiến sĩ Karan Kukreja

Tiến sĩ Karan Kukreja

Giám đốc dự án - Chấm dứt Nạn buôn bán thịt chó và mèo ở Đông Nam Á

Sinh ra và lớn lên ở Thái Lan, Karan tốt nghiệp Đại học Sydney năm 2008 với tư cách là bác sĩ thú y và đã làm việc bốn năm trong ngành bác sỹ thú y và chuyên gia tại Úc. Ở châu Á, ông đã làm việc như một bác sĩ thú y xuyên biên giới để chống lại các căn bệnh ở động vật tại Đông Nam Á và Trung Quốc. Sau đó, Karan làm việc cho tổ chức Bảo vệ Động vật Thế giới với chiến dịch chấm dứt ngành công nghiệp lấy mật gấu ở châu Á.

Karan gia nhập Four Paws vào năm 2019 với tư cách là Giám đốc dự án, phát triển và thực hiện chiến dịch quốc tế nhằm chấm dứt Nạn buôn bán thịt chó và mèo tàn bạo ở Việt Nam, Campuchia và Indonesia.

Source

Nguồn:
[1] Wasik, B. R., Wit, E. D., Munster, V., Lloyd-Smith, J. O., Martinez-Sobrido, L., & Parrish, C. R. (2019). Onward transmission of viruses: how do viruses emerge to cause epidemics after spillover? Philosophical Transactions of the Royal Society B: Biological Sciences374(1782). doi: 10.1098/rstb.2019.0017
[2] Kuzmin, I. V., Bozick, B., Guagliardo, S. A., Kunkel, R., Shak, J. R., Tong, S., & Rupprecht, C. E. (2011). Bats, emerging infectious diseases, and the rabies paradigm revisited. Emerging Health Threats Journal, 4(1), 7159. doi: 10.3402/ehtj.v4i0.7159
[3] Fèvre, E. M., Bronsvoort, B. M. D. C., Hamilton, K. A., & Cleaveland, S. (2006). Animal movements and the spread of infectious diseases. Trends in Microbiology, 14(3), 125–131. doi: 10.1016/j.tim.2006.01.004

[4] Webster, R. G. (2004). Wet markets—a continuing source of severe acute respiratory syndrome and influenza? The Lancet, 363(9404), 234-236. https://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736(03)15329-9/fulltext
[5] Wu, T., Perrings, C., Kinzig, A., Collins, J. P., Minteer, B. A., & Daszak, P. (2017). Economic growth, urbanization, globalization, and the risks of emerging infectious diseases in China: A review. Ambio, 46, 18-29. doi: 10.1007/s13280-016-0809-2

Tìm kiếm